NỘI DUNG HỒ SƠ NĂNG LỰC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Thương Mại Kĩ Thuật ViVan được thành lập ngày 04 tháng 01 năm 2013 theo giấy nhận đăng ký doanh nghiệp số 0312110086 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp .
Địa chỉ: 340/17 Nguyễn Văn Lượng , Phường 16 , Quận Gò Vấp , Tp.HCM
VPGD: số 6 Đặng Văn Sâm , Phường 2 , Quận Tân Bình ,Tp.HCM
Điện thoại : 028.3844.1286 Hotline : 0909626986
Email: vivan1910@gmail.com Website: lapdatthangmay.vn
Công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực thương mại và các dịch vụ thang máy:
- Cung cấp và lắp đặt các loại thang máy : thang máy tải khách , thang máy tải hàng , thang tải ô tô , thang máy lồng kính , thang tải thực phẩm , thang máy gia đình , thang máy bệnh viện và thang cuốn.
- Tư vấn và thiết kế thang máy
- Bảo trì và sữa chữa thang máy : thang máy tải khách , thang máy tải hàng , thang tải ô tô , thang máy lồng kính , thang tải thực phẩm , thang máy gia đình , thang máy bệnh viện và thang cuốn.
II. MỤC TIÊU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển với những thành tựu đạt được vô cùng
to lớn .Vì thế mục tiêu của công ty chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm thích hợp cho mọi loại công trình , mang đến thương hiệu với chất lượng quốc tế và giá cả hợp lý nhất , đa dạng các sản phẩm, mẫu mã nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước ngày càng hiện đại hơn.
Luôn xem quyền lợi của khách hàng như của chính mình để xứng đáng với vai trò người bạn đồng hành thân thiết và lâu dài .
Đặc biệt là dịch vụ hậu mãi chu đáo, tận tình và một chế độ bảo trì – bảo dưỡng thích hợp nhất .
III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
IV. NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ĐÃ VÀ ĐANG THI CÔNG
STT | Tên công trình | Địa chỉ | Tên chủ đầu tư | Thời gian thi công |
1 | Tòa nhà
Pjico Tower |
186 Điện Biên Phủ , Phường 6 , Quận 3, TP.HCM | Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pjico | 2012 |
2 | Khách sạn
Tư nhân |
301/22 Dương Bá Trạc , Phường1, Quận 8 , TPHCM | Ông
Nguyễn Ngọc Sơn |
2013 |
3 | Tòa nhà
Biển Đông |
115 Vườn Chuối , Phường 4 , Quận 3 , Tp.HCM | Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Khai Thác Hải Sản Biển Đông | 2014 |
4 | Cao ốc
Kiều Việt |
164 Nguyễn Văn Lượng , P17, Quận Gò Vấp , Tp.HCM | Ông
Nguyễn Duy Đại |
2014 |
5 | Cao ốc
Tư nhân |
215A Bình Thới , Phường 10 , Quận 11, TPHCM | Ông
Phan Trung Thảo |
2014 |
6 | Cao ốc Tư Nhân | 308 Trần Phú ,Phường 8 , Quận 5 , TP.HCM | Công Ty Cổ Phần EDUVATOR | 2015 |
7 | Khách sạn
Lê Huy |
337 Đinh Bộ Lĩnh , Phường 26 ,
Quận Bình Thạnh |
Ông
Trần Quốc Cường |
2016 |
8 | ViVan Office | Số 6 , Đặng Văn Sâm , Phường 2 , Quận Tân Bình ,Tp.HCM | Bà
Hoàng Thị Thu |
2017 |
9 | Cao ốc Tư nhân | 61 Trần Kế Xương , Phường 7 , Quận Phú Nhuận , Tp.HCM | Bà
Nguyễn Minh Hạnh |
2017 |
10 | Nhà hàng Tràm Chim | 111 Vành Đai Trong , Bình Trị Đông B , Q. Bình Tân , TPHCM | Ông
Đặng Văn Phong |
2017 |
11 | Cao ốc Tư nhân | 8A Hoàng Diệu , P5 , TP Đà Lạt , Tỉnh Lâm Đồng | Bà
Vũ Bích Hằng |
2017 |
12 | Cao ốc Tư nhân | 100 Hồng Hà , Phường 2 , Quận Tân Bình , Tp.HCM | Công Ty TNHH DV Tư Vấn Thiết Kế và Đầu Tư Xây Dựng Kiến Trúc Đẹp | 2017 |
13 | Mầm Non Mai Anh | 467/111 Lê Đức Thọ , Phường 16 , Quận Gò Vấp , Tp.HCM | Tu Viện Mến Thánh Giá Quy Nhơn | 2018 |
14 | Nhà Máy Nội Thất Jang In | KCN Nhơn Trạch 5 , huyện Nhơn Trạch , Tỉnh Đồng Nai |
Công Ty CP Đầu Tư Xây Dựng Viteccons | 2018 |
V. NHỮNG ĐẶC TÍNH AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG THANG MÁY
- Hệ thống liên lạc nội bộ (ITP): Hệ thống này cho phép liên lạc với nhân viên quản lý của tòa nhà khi có sự cố khẩn cấp.
- Đèn chiếu sáng khẩn cấp (ECL): Đèn dùng acquy sẽ được bật sáng ngay sau khi mất điện, dùng loại acquy khô.
- An toàn cửa bằng cơ : Khi hệ thống photocell vì lý do không hoạt động thì hệ tín hiệu đổi sang bộ an toàn cửa bằng cơ để tránh trường hợp bị thương do bị cửa kẹp.
- Cứu hộ tự động khi mất điện (ELD): Khi mất điện, tủ cứu hộ sẽ hoạt động, đưa thang về tầng gần nhất cho khách ra ngoài.
- Dừng ở tầng kế tiếp (NXL): Nếu vì lý do gì đó, cửa không thể mở hoàn toàn ở tầng đến, thì cabin sẽ tự di chuyển đến phần kế tiếp nơi cửa có thể mở an toàn.
- Hệ thống báo quá tải (OLD): Khi tải trọng vượt quá định mức, thang sẽ không hoạt động và cửa sẽ mở, chuông báo quá tải sẽ reo lên, khi đúng tải trọng, thang tự động đóng cửa lại và tiếp tục chạy bình thường.
- Phục vụ ưu tiên (IND): Khi chuyển sang chế độ này, thang sẽ không phục vụ các cuộc gọi từ bên ngoài mà chỉ phục vụ các cuộc gọi trong phòng thang.
- Tự động điều chỉnh tốc độ cửa (DSAC): Hệ thống này kiểm tra tình trạng hiện tại của mỗi cửa tại các tầng và tự điều chỉnh tốc độ lực kéo cửa cho thích hợp với thang máy.
- Điều chỉnh thời gian đóng cửa tự động (DOT): Tùy thuộc vào mức độ sử dụng của công trình và mật độ sử dụng thang.
- Bộ phận bảo vệ khi bị kẹt (DLD): Nếu cửa không đóng hoặc không mở hoàn toàn, nó sẽ tự đổi chiều.
- Mở cửa bằng nút gọi thang (ROHB): Khi cửa phòng thang được đóng lại, hành khách có thể mở cửa bằng cách ấn nút gọi ngoài một lần nữa.
- Đóng cửa lặp lại (RDC): Nếu có vật cản trong lúc phòng thang đang đóng, cửa sẽ lập tức mở ra đóng lại cho đến khi vật cản đó được dời đi.
- Bộ chống vượt tốc (Govenor): Khi thang đột ngột vượt quá tốc độ cho phép thì bộ phận này sẽ chuyển sang ngắt Swicth để thang dừng lại an toàn cho hành khách đang đi trong thang máy.
- Bộ biến áp an toàn: Được chuyển từ nguồn điện 1 pharse ra chỉ số volt nhỏ đi vào các bộ nút bấm cửa trong và ngoài cabin, bảo đảm an toàn không bị điện giật.
VI . QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THANG MÁY
– BIỆN PHÁP THI CÔNG
Các biện pháp thi công chủ yếu đối với công tác lắp đặt thang máy tại công trường, bao gồm:
- Sử dụng giàn giáo xây dựng bên trong giếng thang máy.
- Dùng sàn thao tác di động.
- Dùng sàn cabin hoặc sàn cabin giả làm sàn thao tác di động.
Công ty TNHH Thương Mại Kĩ Thuật ViVan hiện nay lựa chọn biện pháp b : “Dùng sàn thao tác di động” với việc bảo đảm các nguyên tắc an toàn trong thi công thì biện pháp thi công này có ưu điểm do:
- Rút ngắn đáng kể thời gian lắp đặt hoàn chỉnh một thang máy do không mất nhiều thời gian dựng, tháo giàn như biện pháp a “sử dụng giàn giáo xây dựng bên trong giếng thang máy” và việc di chuyển lên xuống bên trong giếng thang là thuận lợi.
- Sàn thao tác hoàn toàn độc lập với rail dẫn hướng nên đảm bảo độ chính xác của việc lắp đặt và canh chỉnh rail dẫn hướng, không bị ảnh hưởng do tác động ép/đẩy lên rail dẫn hướng khi dùng sàn cabin như biện pháp c “dùng sàn cabin hoặc sàn cabin giả làm sàn thao tác di động”.– QUY TRÌNH LẮP ĐẶT
Các bước thực hiện thi công lắp đặt thang máy theo trình tự như sau:
- Giai đoạn lắp đặt cơ khí:
- Kiểm tra và tiếp nhận hố thang máy, mặt bằng thi công, kho bãi, nguồn điện. Kiểm tra toàn bộ điều kiện phục vụ thi công.
- Tập kết vật tư, thiết bị, kiểm hàng và sắp xếp ngăn nắp vào kho bãi.
- Vệ sinh công nghiệp hố thang, mặt bằng thi công (vệ sinh lần 1).
- Triển khai đóng thanh chắn bảo vệ và dán bảng cảnh báo trước các ô trống cửa tầng.
- Thả cáp nài an toàn dọc suốt giếng thang.
- Triển khai thiết bị thi công chuyên dùng (như palang, tời, nâng, máy hàn,…) vào các vị trí cần thiết.
- Kéo các thiết bị chính (như tủ điện, máy keo, đà máy, bệ đặt máy) lên phòng đặt máy (nếu phòng máy ở trên).
- Đóng giàn thao tác và triển khai thả dọi để đóng giàn định vị.
- Dùng giàn thao tác thi công lắp giá đỡ rail dẫn hướng (bracket).
- Kéo các thanh rail dẫn hướng để nối và dựng đường rail dẫn hướng.
- Canh chỉnh các đường rail dẫn hướng.
- Đặt đà máy, bệ máy, đặt máy kéo, châm nhớt máy kéo, đặt governor.
- Lắp khung cabin, hệ thống thắng cơ khí, khung đối trọng.
- Thả cáp tải, cáp governor.
- Tiến hành lắp đặt cửa tầng.
- Tháo giàn định vị.
- Lắp cabin, cửa cabin.
- Chất tải cân bằng.
- Lắp bộ giảm chấn cabin, đối trọng.
- Lắp giới hạn, cờ dừng tầng.
- Canh chỉnh kích thước tương đối giữa hệ thống cabin và cửa tầng (canh doorlock, kiếm cửa, giới hạn).
- Vệ sinh lần 2, sơn giá đỡ rail dẫn hướng, đà máy…
- Giai đoạn lắp đặt điện:
- Bàn giao công việc hoàn thiện phần cơ khí.
- Kiểm tra điện nguồn 3 pharse.
- Kiểm tra nhớt máy kéo.
- Thi công dây phòng máy.
- Kiểm tra an toàn hệ thống, đo cách điện,…
- Đóng điện, vận hành thang máy ở chế độ chạy tốc độ chậm.
- Lắp dây điện di động theo cabin.
- Thi công dây điện dọc hố, dây điện hộp button tầng, cửa tầng.
- Thi công dây điện cabin
- Canh chỉnh vị trí hộp giới hạn hành trình.
- Kiểm tra và thử đóng mở cửa tự động.
- Kiểm tra an toàn và đóng điện vận hành thang ở chế độ tốc độ cao.
- Kiểm tra hoạt động tất cả các thiết bị điện: mạch an toàn, mạch hiện thị, nút ấn,…
- Chỉnh tốc độ cao, tốc độ chậm, thời gian gia tốc, giảm tốc.
- Chỉnh thang dừng bằng tầng.
- Giai đoạn hoàn tất:
- Tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh cơ toàn hệ thống, kiểm tra hệ thống cửa, cabin, hệ thống thắng cơ, má trượt trên rail dẫn hướng,…
- Tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh điện toàn hệ thống, kiểm tra chất lượng vận hành thang, đóng mở cửa, tiếng ồn, mạch an toàn, cắt giới hạn hành trình,…
- Hoàn tất phần xây dựng hoàn thiện của khách hàng (xây dựng cửa tầng, đổ sàn phòng máy).
- Vệ sinh thang máy lần 3, đánh dấu cáp tải.
- Tổ chức kiểm định an toàn (nếu có).
- Hướng dẫn sử dụng thang máy và bàn giao sử dụng.
– BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THI CÔNG
- BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHUNG
- Tuân thủ tuyệt đối quy định an toàn lao động tại các công trình do Chủ đầu tư, Cơ Quan Thanh tra An toàn lao động quy định.
- Tuân thủ các Pháp lệnh về phòng PCCC, an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc.
- Tuân thủ các yêu cầu về an toàn thi công riêng trong ngành thang máy của công ty quy định.
- BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
- Công nhân thi công tại công trình phải được huấn luyện an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn lao động.
- Tổ chức thành các tổ thi công với số lượng tối thiểu 2 người, có tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện thi công dưới sự chỉ đạo của giám sát viên, chuyên viên kỹ thuật.
- Không làm các công việc mang tính chất leo trèo, khiêng vác nặng khi khu vực gần đó không có người thứ hai.
- Không làm việc trong trạng thái có rượu bia, không hút thuốc lá trong lúc thi công.
- Không làm việc với nguồn điện trong tình trạng quần áo, giày bị ẩm ướt.
- Tập trung khi làm việc, không đùa giỡn, biểu diễn trong lúc làm việc.
- Không làm việc trong tình trạng sức khỏe kém, mệt mỏi hay có hiện tượng suy giảm sức khỏe.
- Không đến những khu vực không có liên quan và không thực hiện những việc không trách nhiệm.
- Các tổ trưởng hay các giám sát viên không được dùng mệnh lệnh ép buộc cấp dưới làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ, nhóm rời khỏi công trình cuối mỗi ngày làm việc.
- BIỆN PHÁP TRANG BỊ BẢO HỘ VÀ CHE CHẮN BẢO VỆ
- Trang bị đồng phục bảo hộ lao động bao gồm: quần áo, giày, nón an toàn.
- Trang bị các đồ dùng bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, bao tay bảo hộ, mặt nạ hàn.
- Đội mũ an toàn khi đến các công trình đang thi công.
- Đeo dây an toàn khi thao tác mang tính đeo bám hay làm việc trên cao.
- Thả cáp an toàn trong hố thang trong quá trình lắp đặt phần cơ khí.
- Dùng gỗ che chắn các ô chờ cửa trong thời gian chờ lắp cửa tầng thang máy.
- Dán bảng cảnh báo nguy hiểm khu vực đang thi công thang máy.
- Cảnh giới không để những người không có trách nhiệm vào các khu vực như: hố thang, phòng máy, kho chứa thiết bị.
- Thắp sáng khu vực đang làm việc.
- Không đứng hay thao tác làm việc bên dưới các tải đang treo, đang nâng hay hạ. Lập rào chắn và ngăn chặn không để người khác đi ngang dưới tải mình đang nâng.
- BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
- Luôn kiểm tra điều kiện an toàn trước khi bắt tay vào công việc.
- Thi công đúng quy trình kỹ thuật lắp đặt.
- Tuân thủ các quy trình vào/ra hố thang máy.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị, dụng cụ đồ nghề đúng mục đích.
- Thao tác kỹ thuật đúng phương pháp.
VII. QUY TRÌNH BẢO TRÌ THANG MÁY
- NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN MỖI LẦN BẢO TRÌ:
- Phòng máy
- Kiểm tra cửa ra vào, cửa sổ, khóa cửa
- Kiểm tra nhiệt độ phòng máy, đèn chiếu sáng
- Kiểm tra sự thấm nước, các vật dụng khác đặt trong phòng
- Thiết bị trong phòng
- Kiểm tra máy kéo, động cơ, nhớt máy kéo, thắng điện từ
- Kiểm tra bộ governo, tủ điều khiển, tất cả các chi tiết trong tử điều khiển
- Hoạt động cửa cabin
- Hoạt động của cửa: khởi động, hãm, dừng, độ lắc, tiếng ồn, vệ sinh sill
- Thanh safety – shoes và các thiết bị khác làm cho cửa mở trở lại (photocell,…) lau chùi mặt kính của photocell
- Bảng điều khiển cabin
- Kiểm tra các nút nhấn, đèn báo tầng, đèn báo vị trí thang, đèn nút ấn…
- Vách cabin
- Kiểm tra lắp vách phòng thang có bị bung, lỏng, cong võng…
- Trần trang trí, đèn chiếu sáng, quạt cabin, chuông…
- Kiểm tra và vệ sinh trần trang trí, độ sáng của bóng đèn, công tắc đèn…Kiểm tra chuông dừng tầng, quạt thông gió phòng thang.
- Itercom, đèn E.Light
- Kiểm tra sự hoạt động, sự rè nhiễu, thử đèn hoạt động tốt,…
- Cửa thoát hiểm
- Kiểm tra khóa, công tắc an toàn.
- Nóc cabin
- Vệ sinh nóc car, kiểm tra nhớt shoe car, shoe CWT
- Cửa tầng
- Cánh cửa tầng, vệ sinh bề mặt, kiểm tra đóng cửa mở nhẹ nhàng
- Vệ sinh sill cửa, kiểm tra doorlock cửa, an toàn cửa
- Kiểm tra nút gọi tầng, đèn tại bảng điều khiển tầng
- Hố thang
- Kiểm tra đèn dọc hố, đây điện đi trong hố, dây hành trình…
- Kiểm tra cáp tải, cáp governo
- Pit: công tắc an toàn Pit, vệ sinh kiểm tra hộp hứng nhớt, độ thấm nước.
- Kiểm tra đối trọng cáp governo…
- Các hộp giới hạn hành trình
- Kiểm tra tác động, kiểm tra các bánh xe, vệ sinh, hiệu chỉnh các tiếp điểm, kiểm tra các đầu dây
- Hệ thống an toàn
- Kiểm tra hệ thống báo quá tải, bảo vệ phase
- CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU 6 THÁNG BẢO TRÌ
Tủ điều khiển và tủ phụ
Kiểm tra chi tiết từng thiết bị trong tủ
- Thắng điện từ
- Tháo và vệ sinh vô mỡ, nhớt các trục, cốt thắng,…
- Kiểm tra lực hút thắng, hiệu chỉnh lại nếu cần thiết
- Kiểm tra các dây nối
- Bộ governo
- Kiểm tra các tiếp điểm, chi tiết ly tâm, cơ cấu gài, puly,…
- Cửa cabin
- Kiểm tra bánh xe treo, cable cửa, bánh xe cable, các đầu nối cable, rail cửa car, bánh xe đỡ, hộp gate.
- Kiểm tra safety shoe, kiếm cửa, yếm treo cửa, các puly cửa, dây cuaro cửa,…
- Kiểm tra các bulong định vị, công tắc giới hạn cửa,…
- Kiểm tra và chỉnh cánh cửa car.
- Cửa tầng
- Kiểm tra các bánh xe, rail cửa tầng, doorlock
- Kiểm tra tiếp điểm doorlock, mặt vis doorlock
- Kiểm tra các bulong định vị, chỉnh các cánh cửa tầng nếu lệch
- CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU 12 THÁNG BẢO TRÌ
– Máy kéo
- Kiểm tra bệ máy, bulong lắp, cao su đệm, puly cáp, puly dẫn hướng
- Kiểm tra tiếng ồn, nhiệt độ, càng chống trật cáp
- Kiểm tra nhớt và sự cháy rỉ nhớt ở các mặt bit
- Kiểm tra đầu nối dây điện,…
– Thắng điện từ, bố thắng - Kiểm tra tất cả các chốt thắng, lò so thắng, bố thắng, trống thắng, càng thắng, công tắc thắng
– Bộ encoder - Kiểm tra độ đảo, rung, các dây dẫn
– Kiếm cửa doorlock - Khe hở kiếm và doorlock, kiếm và sill cửa tầng, các phần nhô ra khác của cửa tầng so với cửa car, khe hở bánh xe doorlock với sill cửa car…
– Cửa tầng - Các cánh cửa, khe hở cánh cửa và bao che
- Các cao su giới hạn cửa, doorlock cửa
- Sill cửa tầng, cáp cửa, poid kéo cửa,…
– Shoe cửa - Các bulong định vị, độ mòn shoe cửa
– Thanh safety shoe - Tác động gián đoạn đóng cửa, kiểm tra các mối lắp, các tiếng kêu khi chuyển động, các bulong định vị, các tầng và đây safety shoe
– Photocell - Kiểm tra độ sáng hồng ngoại và sự tác động của photocell
– Cáp tải - Kiểm tra độ căng đều trên tất cả các sợi cable tải, độ mòn các đầu ty cáp, sự tua sợi hay nổ cáp
- Kiểm tra cáp (xích) bù trừ nếu có
– Dây hành trình (travelling cable) - Kiểm tra sự gá lắp, bát treo, sự hư hại, chai cứng của dây, các đầu nối, các bulong khóa dây, các dây buộc,…
– Thiết bị đếm tầng (hộp móng ngựa) - Kiểm tra sự gá lắp, các led quang
- Kiểm tra các lá cờ, kiểm tra mức điện áp, sự tác động, độ nhiễu,…
– Shoe Car, đối trọng - Kiểm tra tiếng kêu, sự gá lắp, sự nứt, mòn, mặt tiếp xúc với rail, độ nhúng.
- Vệ sinh sạch sẽ, châm nhớt
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lại khoảng cách nếu cần thiết
– Khung đối trọng - Khung đối trọng, các poid đối trọng, puly cáp, kiếng chống nhảy poid, thắng cơ (nếu có)
– Rail car, rail đối trọng - Các mối nối rail, các kẹp rail, các bracket,…
– Ống, đây dẫn, các hộp đấu dây - Kiểm tra các hộp đấu dây trong hố, máy đi dây, ống đi dây, các đầu domino, các ổ cắm, đèn hố thang, các bulong, vis định vị
– Các thiết bị trên đầu car - Các bulong định vị phòng thang, khung car trên, puly cáp, cam cheat của hộp giới hạn, các điểm nối tay giật cho bộ governo
- Các thiết bị dưới đáy car Bulong định vị, khung car dưới, các cao su sàn, bộ overload
– Bộ thắng cơ - Kiểm tra gá lắp, contact SOS, thử lực tác động
– Bảng điều khiển car - Kiểm tra các tác động các công tắc đèn, quạt,…
– Các hộp nhớt - Kiểm tra tim nhớt, mức nhớt, vệ sinh công nghiệp
– Các contact chạy tay - Kiểm tra tác động của các công tắc chay tay, các đầu nối dây, domino
– Các hộp giới hạn - Kiểm tra sự gá lắp, khoảng cách tác động, các tiếp điểm,…
– Quạt cabin - Sự rung, rần, tiếng kêu của các bạc đạn, cao su đệm
– Các thiết bị dưới hố - Kiểm tra các cửa vào hố (nếu có), bộ poid căng cáp governo, lò xo, bộ poid cho cáp bù trừ, các contact cắt thang khi vào hố, đèn hố thang.
VIII. QUI TRÌNH KHẮC PHỤC SỰ CỐ THANG MÁY
*Quy trình thực hiện cứu hộ thang máy:
- Phải có ít nhất 02 người để thực hiện việc này.
- Bảo đảm nguồn điện cung cấp cho thang máy đã bị ngắt và tất cả các cửa tầng đều đang đóng.
- Xác định xem cabin đang ở gần cửa tầng nào nhất. Hầu hết cabin thang máy đều được đánh dấu vạch trên dây cáp ở phòng máy để biểu hiện cabin đang ở đúng điểm dừng. Một trong hai nhân viên của nhóm cứu hộ sẽ có thể đưa cabin đến gần đúng vị trí nhờ vào việc liên lạc với hành khách bị kẹt bên trong thang.
- Làm theo bảng hướng dẫn trong phòng máy, một nhân viên cứu hộ sẽ nhả phanh cơ trong khi người kia quay tay cho đến khi cabin lên đến đúng cửa tầng dừng. Tùy theo tải trọng của cabin mà có thể di chuyển nó theo hướng này thì dễ hơn hướng kia, vì vậy tốt hơn hết là nên di chuyển cabin đi đến tầng dừng gần nhất theo hướng dễ hơn.
- Khi cabin đã ở đúng cửa tầng dừng thì nhả cần phanh.
- Đến cửa tầng dừng có cabin và dùng chìa khoá khẩn cấp để mở khoá cửa tầng rồi dùng tay mở cả cửa tầng lẫn cửa cabin để giải thoát hành khách ra.
Lưu ý: Khi mở cửa tầng, phải chắc chắn cabin đang ở đúng tầng dừng đó, nếu dừng đúng gần hay dựa vào cửa hố thang đang mở ra bên dưới. Đóng ngay cửa tầng đó rồi thử tiếp ở cửa tầng khác và cẩn thận mỗi lần mở chúng.
- Sau khi hành khách đã được giải thoát, bắt buộc đóng cửa cabin lại hoặc đặt rào cản ở lối vào cửa tầng. Không được bật điện cho thang máy.
- Báo cáo sự cố cho đơn vị có trách nhiệm bảo trì thang máy.
IX. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THANG MÁY
- Thang máy hoạt động với tải trọng theo thiết kế . Nếu quá tải đèn báo quá tải sẽ bật sáng và có chuông báo , phải giảm tải cho đến khi mất tín hiệu báo .
- Các cửa tầng có các nút ký hiệu ▼▲nếu muốn đi lên nhấn mũi tên ▲ nếu muốn đi xuống nhấn mũi tên▼ .
- Các nút ►◄ và ◄► ở trong cabin dùng để đóng mở cửa nhanh .
- Trong trường hợp thang máy có sự cố , kẹt người hoặc hàng trong cabin
- Đối với người bị kẹt trong thang : không được cậy cửa ,nhấn nút chông báo động để báo hiệu và nhấn nút ( để liên hệ với bên ngoài để trợ giúp .
- Đối với người cứu hộ : khi có thông báo lên phòng máy và xử lý theo quy trình cứu hộ .
- Không được sử dụng thang máy khi hỏa hoạn xảy ra .